Các loại tủ điện công nghiệp phổ biến

Các loại tủ điện cong nghiệp phổ biến
Tủ điện công nghiệp là thiết bị không thể thiếu trong các công trình, nhà máy công nghiệp, từ các xưởng sản xuất nhỏ cho đến các nhà máy lớn. Tuỳ theo từng nhu cầu sử dụng của mỗi nhà máy, công trình mà sẽ có những loại tủ có chức năng phù hợp được sử dụng. Tủ điện đóng vai trò quan trọng trong việc điều khiển các hệ thống điện bên trong nhà máy, công trình và nhiều người còn nhầm lẫn các loại tủ điện với nhau. Hãy cùng tìm hiểu về các loại tủ điện công nghiệp phổ biến trong bài viết này.

1. Tủ điện điều khiển trung tâm

Các thiết bị được sử dụng bên trong tủ điện điều khiển trung tâm thường bao gồm khởi động mềm, bộ biến tần, bộ khởi động trực tiếp, bộ khởi động sao/ tam giác, bộ khởi động bằng máy biến áp và các thiết bị bảo vệ, lập trình điều khiển và hiển thị.
– Khung và các nắp tủ được chế tạo từ thép mạ điện và hoàn thiện bằng sơn tĩnh điện. Tủ điện điều khiển và bảo vệ động cơ công nghiệp, thủy lợi…. Tủ điện có cơ chế vận hành như sau:
+ Vận hành tại chỗ hoặc từ xa để đóng ngắt, đảo chiều quay cho các động cơ.
+ Vận hành tại chỗ hoặc từ xa để thay đổi tốc độ quay của động cơ.
Tủ điều khiển trung tâm

2. Tủ điện ATS (Tủ chuyển mạch)

Tủ điện ATS được sử dụng ở những nơi có phụ tải đòi hỏi phải cấp điện liên tục, để cấp điện cho tải khi có sự cố phía nguồn lưới thường dùng là nguồn dự phòng là máy phát điện. Trong nhiều trường hợp khác, tủ điện ATS còn có nhiệm vụ tự động chuyển đổi nguồn cung cấp từ lưới sang nguồn dự phòng để cấp điện trở cho nguồn tải hoạt động.
Một số thông số về tủ điện ATS:
– Điện áp định mức: 380V/415V
– Dòng điện định mức: 1600A/2000A/2500A/3200A/6300A
– Thời gian chuyển mạch: 5~10s.

3. Tủ điện phân phối

Tủ điện phân phối chính được chế tạo theo tiêu chuẩn IEC 60439. Vỏ tủ điện được chế tạo từ thép mạ kẽm và được sơn tĩnh điện. Các phần khác như nắp tủ điện, mặt hông và mặt sau của tủ điện có thể tháo lắp dễ dàng tạo thuận lợi cho người sử dụng trong công việc lắp đặt và bảo trì.
Các thiết bị bên trong tủ điện có thể bố trí phù hợp tuỳ theo từng nhu cầu của khách hàng với các dạng tủ điện công nghiệp. Tủ điện được thiết kế sử dụng trong nhà để phân phối điện cho các phụ tải công suất lớn với ưu điểm là thiết kế theo kiểu module được đặt cạnh nhau tạo thành một hệ thống phân phối điện bảo gồm ngăn lộ vào, ngăn phân đoạn và ngăn phân phối.
Tủ điện phân phối

4. Tủ tụ bù công suất

Tủ tụ bù công suất phản kháng được sử dụng trong các mạng điện hạ thế, ứng dụng cho các hệ thống điện sử dụng các phụ tải có tính cảm kháng cao là thành phần gây ra công suất phản kháng. Thường lắp đặt tại phòng kỹ thuật hay tại khu vực trạm máy biến áp của các công trình công nghiệp và dân dụng như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện,..
Một số lợi ích khi sử dụng tủ tụ bù:
Cải thiện, nâng cao hệ số công suất.
Giảm thiểu các tổn thất về điện năng.
Hỗ trợ làm nhẹ tải cho máy biến áp.
Khắc phục những tình trạng sụt áp.
Thiết bị điện không cần định mức dư thừa.
Không bị phạt công suất vô công.
Tủ bù công suất phản kháng

5. Tủ bơm phòng cháy chữa cháy

Tủ dùng để điều khiển hệ thống bơm phòng chữa cháy tự động hoặc bằng tay cho các toà nhà, công xưởng khi có sự cố xảy ra.
Khi hệ thống báo cháy thường bao gồm các loại bơm sau:

5.1. Bơm bù áp mở.

5.2. Bơm điện mở (khi bơm điện hoạt động – đường ống thiếu áp)

5.3. Bơm Diesel tự động đề hoạt động

Tủ bơm phòng cháy chữa cháy

Một số thông số của tủ bơm phòng cháy chữa cháy:
– Điện áp cung cấp 3P-380V
– Có hệ thống đèn báo pha
– Sử dụng để đo dòng điện, điện áp
– Các tủ đều đạt tiêu chuẩn IP20 – IP54
– Thường là tủ tôn dày 2mm, được sơn lớp sơn tĩnh điện bên ngoài bề mặt

6. Link các bài viết tham khảo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat Facebook
Gọi điện ngay