Ngành năng lượng toàn cầu đang lâm vào tình trạng khó khăn khi một số tỉnh ở Trung Quốc phải hạn chế sử dụng điện, người dân Châu Âu phải trả giá cao ngất trời cho khí tự nhiên hóa lỏng, các nhà máy điện ở Ấn Độ sắp cạn kiệt than, và giá một gallong xăng ở Mỹ đã vọt lên mức 3,25 USD vào ngày thứ Sáu (8/10) từ mức chỉ 1,72 USD hồi tháng Tư.
Khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi và các nhà lãnh đạo chuẩn bị tổ chức một hội nghị mang tính bước ngoặt về biến đổi khí hậu, cuộc khủng hoảng năng lượng bất ngờ ập đến trên toàn thế giới, đe dọa các chuỗi cung ứng vốn đã bị co thắt, khuấy động căng thẳng địa chính trị và đặt ra câu hỏi về việc liệu thế giới đã sẵn sàng cho cuộc cách mạng năng lượng xanh hay chưa.
Sự phục hồi kinh tế gần như ngưng trệ. Các yếu tố tác động khác bao gồm mùa đông lạnh giá bất thường ở châu Âu làm cạn kiệt nguồn dự trữ, một loạt cơn bão buộc các nhà máy lọc dầu vùng Vịnh Mỹ phải đóng cửa, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia trở nên xấu đi khiến Bắc Kinh ngừng nhập khẩu than từ Down Under, và thời tiết lặng gió ở Biển Bắc đã làm giảm mạnh sản lượng của các tuabin gió phát điện.
Daniel Yergin, tác giả của của tác phẩm mang tên “Bản đồ mới: Năng lượng, Khí hậu và Xung đột giữa các quốc gia” cho biết: “Khủng hoảng lan từ thị trường năng lượng này sang thị trường năng lượng khác”, “Các chính phủ đang cố gắng dành những khoản trợ cấp nhằm tránh phản ứng chính trị to lớn,” và “Có một nỗi lo lắng lan rộng về những gì có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra trong mùa đông này, bởi vì thứ mà chúng ta không thể kiểm soát được, đó là thời tiết.”
Châu Âu cạn kiệt nguồn khí đốt dự trữ
Khi các nhà lãnh đạo toàn cầu chuẩn bị tập trung tại Glasgow, Scotland, vào cuối tháng này để tham dự hội nghị về khí hậu. Những người ủng hộ năng lượng tái tạo cho rằng cuộc khủng hoảng cho thấy cần phải rời xa than, khí đốt và dầu khi giá các mặt hàng này tăng đột biến, thì những người có tư tưởng trái chiều nói về điều ngược lại – rằng năng lượng gió và mặt trời đã được thử nghiệm và còn nhiều nhược điểm.
Mỹ, với tư cách là nhà sản xuất năng lượng, luôn cố gắng không để xảy ra hậu quả tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng ngay cả khi giá xăng đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2014. Giá khí đốt tại Mỹ cũng đã tăng hơn 180% trong vòng 12 tháng qua, lên mức 5,9 USD/1 triệu BTU, mức cao nhất kể từ tháng 2/2014. Bộ trưởng Năng lượng, Jennifer Granholm, hôm thứ Tư (6/10) đề nghị chính quyền của ông Biden hãy bán bớt một phần dầu dự trữ chiến lược, hoặc cấm xuất khẩu dầu thô.
Tại châu Âu, tình trạng thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng bắt đầu nổi lên từ đầu tháng 9, khi lượng khí đốt dự trữ trong khu vực xuống thấp nhưng nguồn cung khí đốt cung cấp từ một số quốc gia, đặc biệt từ Nga, Na Uy bị hạn chế.
Giá khí đốt tăng chóng mặt trong lúc mùa đông đang đến gần, khiến các chính phủ trong khu vực phải trợ cấp cho các hóa đơn nhiên liệu và áp trần giá nhiên liệu. Chỉ trong vòng một năm qua, giá khí đốt tại thị trường châu Âu đã tăng khoảng 500%, lên gần mức kỷ lục.
Châu Âu hiện đang phải tranh giành để tìm kiếm nguồn than và khí đốt cho các nhà máy phát điện truyền thống của mình, trong bối cạnh mùa đông đang đến gần mà lượng nhiên liệu dự trữ còn rất thấp.
Trong khu vực này, tình hình ở Anh đặc biệt nghiêm trọng. Nước Anh những ngày này trải qua một đợt khan hiếm nghiêm trọng xăng và dầu diesel. Nhiều công ty ở nước này đa bị gián đoạn hoạt động vì không có nhiên liệu, nhiều trạm xăng phải đóng cửa, các công ty bán lẻ xăng dầu suy sụp, giá năng lượng tăng chóng mặt, và người tiêu dùng hoảng sợ. Tình trạng khan hiếm xăng dầu ở Anh xuất phát từ một số nguyên nhân đặc thù, bao gồm thiếu tài xế lái xe chở xăng dầu sau Brexit, nhưng câu chuyện tương tự cũng đang xảy ra ở châu Âu và châu Á.
Khủng hoảng năng lượng đã gây ra những bất đồng gay gắt trong nội bộ Liên minh Châu Âu về cách ứng phó với khủng hoảng. Một số Thủ tướng yêu cầu khối này phải đưa ra một giải pháp chung cho cuộc khủng hoảng này, trong khi một số người khác đổ lỗi cho các chính sách sâu rộng liên quan đến chống biến đổi khí hậu và giảm lượng khí thải.
Các nhà phân tích năng lượng cho rằng châu Âu đã rời xa nguồn năng lượng hóa thạch quá nhanh chóng, trước khi đảm bảo rằng các nguồn năng lượng tái tạo đủ có thể đáp ứng nhu cầu trong mọi tình huống, kể cả trường hợp khẩn cấp. Họ nói rằng, tình trạng Châu Âu bị kẹt giữa chừng trong quá trình chuyển đổi có thể kéo dài hàng thập kỷ.
Tại châu Á,giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay, được đo bằng một triệu đơn vị nhiệt của An (mmBtu), đã từ dưới 5 USD vào tháng 9 năm 2020 lên hơn 56 USD vào tháng 10 này.
Khi đại dịch Covid-19 lần đầu tiên quét qua thế giới, đầu năm 2020, dự tồn trữ đốt thế giới còn dồi dào và giá ở mức thấp. Tuy nhiên, sản lượng khai thác cả khí đốt và dầu mỏ đều giảm mạnh do các nền kinh tế suy yếu, và lượng tồn trữ giảm đáng kể khi thời tiết lạnh bất thường
Khi đại dịch Covid-19 lần đầu tiên quét qua thế giới vào đầu năm 2020, trữ lượng khí đốt dồi ở châu Âu vào mùa đông năm ngoái.
Cuộc khủng hoảng năng lượng lần này lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc, công xưởng sản xuất của thế giới, khi nhu cầu trên toàn cầu đối với các sản phẩm của Trung Quốc tăng đột biến và bất ngờ trong năm nay. Tồn trữ than ở mức thấp và lệnh cấm không chính thức của Trung Quốc đối với than non của Australia có nghĩa là các kho dự trữ than không thể nhanh chóng được bổ sung. Thay vào đó, các công ty điện đã chuyển sang thị dùng khí tự nhiên hóa lỏng, đẩy giá khí tăng vọt theo giá than.
Hậu quả là 2/3 các khu vực trên khắp Trung Quốc buộc phải hạn chế tiêu thụ điện, làm gián đoạn hoạt động sản xuất của nhà máy và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Một số nhà máy đã đóng cửa hoàn toàn. Việc cắt điện ở Trung Quốc khiến cho chuỗi cung ứng quốc tế vốn đã bị đứt gãy kéo dài bởi đại dịch nay càng thêm tan tác. Các nhà máy đã phải giảm sản lượng vào thời điểm mà họ thường tăng mạnh cho kỳ nghỉ lễ, vào tháng 12.
Tại Quảng Đông, tỉnh đông dân nhất của Trung Quốc, chính quyền đã cấm sử dụng thang máy trong các tòa nhà văn phòng từ tầng ba trở xuống, khuyến khích người dân sử dụng ánh sáng tự nhiên càng nhiều càng tốt và yêu cầu điều chỉnh điều hòa ở nhiệt độ cao hơn. Bắc Kinh và Thượng Hải đã hủy bỏ các buổi trình diễn ánh sáng hàng năm trong kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng kéo trong tuần đầu tiên của tháng Mười.
Tình trạng thiếu hụt năng lượng ngày càng trầm trọng hơn do thời tiết tiếp tục khắc nghiệt. Ở tỉnh Sơn Tây nằm ở phía bắc Trung Quốc, 27 mỏ than đã phải đóng cửa vào tuần trước do lũ lụt. Ở tỉnh Vân Nam, miền nam Trung Quốc, thủy điện đã gặp khó khăn do tình trạng hạn hán trong nhiều năm – nhiều như ở California.
Cơ quan kế hoạch kinh tế chính của Trung Quốc, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, đã cảnh báo vào tuần trước rằng việc hạn chế sử dụng điện sẽ còn kéo dài trong năm tới.
Các nhà máy nhiệt điện Trung Quốc thiếu than trầm trọng
Một cuộc khủng hoảng năng lượng tương tự đang diễn ra ở Ấn Độ, nơi đã chứng kiến nguồn cung điện dư thừa vào đầu năm nay khi một đợt bùng phát dịch Covid-19 tàn phá khiến các nhà máy không hoạt động và đường phố vắng tanh. Kể từ đó, hoạt động kinh tế ở nền kinh tế lớn phát triển nhanh thứ hai thế giới đã hồi phục nhanh hơn dự kiến, cơn khát điện cũng theo đó tăng lên.
Giờ đây, Ấn Độ đang vô cùng lo ngại về tình trạng thiếu điện và mất điện có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nguy cơ ảnh hưởng đến lĩnh vực sản xuất đang phục hồi và đến cuộc sống của các hộ gia đình trong mùa lễ hội, bắt đầu từ tháng này.
Theo các quan chức Ấn Độ, các nhà máy điện đã không đảm bảo được nguồn cung than và do dự trong việc nhập khẩu do giá quá cao. Cơ quan Điện lực Trung ương của đất nước cảnh báo hôm thứ Ba (5/10) rằng gần một nửa số nhà máy nhiệt điện của Ấn Độ – 63 trong số 135 – có nguồn cung cấp than chỉ còn tương đương hai ngày trở xuống, trong khi kho dự trữ đã cạn kiệt tại 17 cơ sở khác.
Cuộc khủng hoảng năng lượng ở một số nước được nhận định có thể dẫn tới nhiều hệ lụy khó lường đối với kinh tế thế giới, có thể khiến lạm phát trên thế giới, đặc biệt là ở Mỹ, thêm trầm trọng.
Các chuyên gia đánh giá nếu nhiệt độ ở Mỹ giảm sâu trong những tháng mùa đông sắp tới, nhu cầu tiêu thụ khí đốt để sưởi ấm sẽ càng tăng mạnh, khiến lượng tồn kho khí đốt của nước này giảm sâu thêm, và giá sẽ còn lên cao hơn nữa. Giá khí đốt tăng cao có thể khiến lạm phát ở Mỹ thêm trầm trọng.
Người tiêu dùng ở nước này đang phải trả nhiều tiền hơn cho hầu như tất cả các mặt hàng từ ô tô cũ cho tới xăng và thực phẩm. Lạm phát leo thang đang gây sức ép buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sớm cắt giảm chương trình mua tài sản và thậm chí phải tăng lãi suất từ năm 2022.
Chính sách tiền tệ thay đổi sẽ tác động mạnh đến thị trường tài chính không chỉ ở Mỹ mà còn trên toàn cầu.
Trong khi đó, với Trung Quốc, việc thiếu hụt năng lượng trên diện rộng đã buộc các nhà máy phải hạn chế sản xuất và khiến các nhà kinh tế phải cắt giảm dự báo tăng trưởng. Các nhà sản xuất Trung Quốc cảnh báo rằng các biện pháp ngặt nghèo nhằm cắt giảm lượng tiêu thụ điện sẽ dẫn tới sụt giảm sản lượng ngành sản xuất tại những địa phương đầu tàu trong lĩnh vực này. Khủng hoảng thiếu điện cũng làm gia tăng áp lực đối với kinh tế Trung Quốc, vào đúng thời điểm nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới giảm tốc vì những nhân tố như biện pháp kiểm soát Cocvid-19 và hạ sốt thị trường bất động sản.
Trong khi đó, đối mặt với tình trạng giá khí đốt và giá điện tăng cao kỷ lục, cuộc họp nhóm các Bộ trưởng Tài chính các quốc gia thành viên khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup) ngày 4/10 tại Luxembourg cũng đã tập trung thảo luận về các biện pháp để giúp các nước thành viên đối phó với giá năng lượng tăng. Trước đó, ngày 22/9, EU đã tuyên bố sẵn sàng thông qua các biện pháp tạm thời của các quốc gia thành viên trước tình hình giá năng lượng tăng vọt.