Vintec giới thiệu các công trình điện mặt trời mái nhà nổi tiếng thế giới đã và đang sử dụng điện mặt trời mái nhà làm nguồn điện chính. Vừa tạo nguồn cung điện một cách chủ động, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
1. Cơ sở Năng lượng Trung tâm của Đại học Stanford (Hoa Kỳ)
Với cấu trúc che khuất cơ sở hạ tầng hạng nặng bằng các tấm chắn kim loại và một giàn che bóng râm là một mảng năng lượng mặt trời cung cấp năng lượng cho toàn bộ tòa nhà. Hệ thống bao gồm một trạm khai thác năng lượng mặt trời với hơn 150.000 tấm quang điện hiệu suất cao.
2. Trường Kathleen Grimm tại Sandy Ground (Hoa Kỳ)
Ngôi trường thân thiện với môi trường nhất của thành phố New York nằm trên Đảo Staten. Được thiết kế bởi SOM, trường Kathleen Grimm là cơ sở không có điện lưới đầu tiên của thành phố. Nhờ vào các tấm quang điện trên mái nhà và mặt tiền phía nam.
3. Trường Quốc tế Copenhagen (Đan Mạch)
Sau khi hoàn thành vào năm 2017, Trường Quốc tế Copenhagen ở Đan Mạch có mặt tiền năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Hơn 12.000 tấm pin mặt trời, được tích hợp trực tiếp vào cấu trúc và kính của tòa nhà. Đáp ứng một nửa nhu cầu năng lượng của trường học (khoảng 300 megawatt/giờ mỗi năm).
Các tấm pin mặt trời được thiết kế có màu xanh lá nhờ vào công nghệ sản xuất trong đó bổ sung các tinh thể vào bề mặt kính để tạo ra màu sắc. Màu xanh lá cây giúp phản chiếu những thay đổi về ánh sáng đồng thời mang lại mặt tiền đẹp mắt cho ngôi trường này.
4. Trụ sở của Apple (Hoa Kỳ)
Trụ sở mới tuyệt đẹp trị giá 5 tỷ USD của Apple ở Cupertino, California, được mệnh danh là “Tàu vũ trụ”. “Gã khổng lồ công nghệ” đã tận dụng diện tích phần mái siêu rộng của mình để lắp đặt hàng nghìn tấm quang điện mặt trời với công suất ước tính khoảng 16 megawatt.
5. Sân vận động năng lượng mặt trời ở Kaohsiung (Đài Bắc – Trung Hoa)
Với phần mái được lợp bằng những tấm pin năng lượng mặt trời, sân vận động Kaohsiung. Nổi bật với kiến trúc uốn lượn như một con rồng khổng lồ nhưng cũng rất thân thiện chào đón các vận động viên và khán giả.
Được thiết kế bởi Toyo Ito, công trình có sức chứa 50.000 người này vận hành với 100% lượng điện từ 8.844 tấm pin mặt trời. Đủ sức cung cấp điện năng thắp sáng 3.300 bóng đèn cùng hai màn hình cực lớn.
6. The Endesa Pavilion – Barcelona (Tây Ban Nha)
7. Cao ốc “Án Nhật Nguyệt” (Trung Quốc)
Cao ốc được xây dựng ở thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Tòa nhà rộng 75.000m2 được thiết kế dạng cấu trúc đồng hồ mặt trời. Đáp ứng yêu cầu sử dụng năng lượng tái sử dụng để thay thế các loại nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm môi trường. Tòa nhà cung cấp không gian cho các trung tâm triển lãm, khu vực nghiên cứu, trung tâm hội họp và huấn luyện và một khách sạn.
Cấu trúc được đặt tên là “Án Nhật Nguyệt” và mặt tiền có màu trắng tượng trưng cho năng lượng sạch. Cấu trúc bên ngoài chỉ sử dụng 1% thép cho thiết kế tổ chim. Các hệ thống cách nhiệt cho tường và mái giảm được 30% năng lượng hơn cả tiêu chuẩn quốc gia về tiết kiệm năng lượng.
Thanks for your blog, nice to read. Do not stop.
Thanks for your comment!